Tại Hội thảo "Vệ sinh môi trường với quản lý tổng hợp tài nguyên nước" tổ chức ngày 6.6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính cho rằng: Tình trạng vệ sinh môi trường nước nhìn chung còn rất yếu kém, đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Từ đó, mấy năm gần đây, các dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và cản trở tốc độ phát triển kinh tế- xã hội.
Mặc dù vấn đề quản lý vệ sinh môi trường nước, đặc biệt là các lưu vực sông ở nước ta đã được đưa ra nhưng việc thực hiện chưa đồng bộ và triệt để, nên chất lượng nước ở nhiều con sông như: sông Nhuệ sông Đáy, sông Đồng Nai- Sài Gòn... đang ngày càng suy thoái nhanh. Hậu quả là không thể cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân cũng như không thể cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, các hoạt động dịch vụ khác.
Bên cạnh đó, còn do ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của con người đang sinh sống trong lưu vực cũng làm cho các dòng sông nhanh chóng xuống cấp.
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng: đứng trên phương diện quản lý tổng hợp tài nguyên nước, việc xử lý hiệu quả các dòng sông chỉ trong phạm vi ranh giới hành chính là rất khó, mà muốn quản lý được phải trong qui mô quản lý lưu vực sông. Vì thế, các cơ quan chức năng cần xem xét xử lý vệ sinh môi trường theo quan điểm lưu vực sông là rất tốt, vì từ trước đến nay nhận thức này chưa hình thành rõ nét.
Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam Nguyễn Tôn kiến nghị: Đã đến lúc cần có một chiến lược và hành động thống nhất đối với lĩnh vực vệ sinh môi trường.
Tại Hội thảo, các địa biểu cũng mong muốn trong thời gian này các Bộ, ngành và địa phương trong các lưu vực sông cần phối hợp chặt chẽ xây dựng các giải pháp để thực hiện tích cực, có hiệu quả đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan các lưu vực sông
Bài viết liên quan
- Báo động tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt (06/10/2022)
- 90 nước thải ra môi trường chưa qua xử lý (06/10/2022)
- Xử lý nước thải trong công nghệ mạ (06/10/2022)