Vietnamese English /

Xử lý nước thải trong công nghệ mạ

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá đất nước, chất thải công nghiệp cũng đang ngày một gia tăng về khối lượng, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn và đầu tư thích đáng cho vấn đề xử lý. Bài viết này chỉ đề cập tới một nội dung hẹp là xử lý nước thải công nghiệp sau quá trình gia công kim loại bằng phương pháp xi mạ.

Hiện tại, chúng ta đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, trong đó kỳ vọng đặc biệt vào ngành gia công kim loại. Do vậy, nhu cầu gia công mạ kim loại ngày càng lớn và cũng từ đó việc xử lý chất thải trong gia công mạ - một yếu tố có nhiều khả năng phá hủy môi trường, là hết sức cần thiết và cần được giải quyết triệt để.


Nước thải phát sinh trong quá trình mạ kim loại chứa hàm lượng các kim loại nặng rất cao và là độc chất đối với sinh vật, gây tác hại xấu đến sức khỏe con người. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, với nồng độ đủ lớn, sinh vật có thể bị chết hoặc thoái hóa, với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học, ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật về lâu về dài. Do đó, nước thải từ các quá trình xi mạ kim loại, nếu không được xử lý, qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp, chúng sẽ tồn đọng trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng, như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư, ...

Kết quả các nghiên cứu gần đây về hiện trạng môi trường ở nước ta cho thấy, hầu hết các nhà máy, cơ sở xi mạ kim loại có quy mô vừa và nhỏ, áp dụng công nghệ cũ và lạc hậu, lại tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Biên Hoà (Đồng Nai)... Trong quá trình sản xuất, tại các cơ sở này (kể cả các nhà máy quốc doanh hoặc liên doanh với nước ngoài), vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường còn chưa được xem xét đầy đủ hoặc việc xử lý còn mang tính hình thức, chiếu lệ, bởi việc đầu tư cho xử lý nước thải khá tốn kém và việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường chưa được nghiêm minh.

Nước thải mạ thường gây ô nhiễm bởi các kim loại nặng, như crôm, niken... và độ pH thấp. Phần lớn nước thải từ các nhà máy, các cơ sở xi mạ được đổ trực tiếp vào cống thoát nước chung của thành phố mà không qua xử lý triệt để, đã gây ô nhiễm cục bộ trầm trọng nguồn nước.
Kết quả khảo sát tại một số nhà máy cơ khí ở Hà Nội cho thấy, nồng độ chất độc có hàm lượng các ion kim loại nặng, như crôm, niken, đồng... đều cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép; một số cơ sở mạ điện tuy có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa chú trọng đầy đủ đến các thông số công nghệ của quá trình xử lý để điều chỉnh cho phù hợp khi đặc tính của nước thải thay đổi. Tại TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, kết quả phân tích chất lượng nước thải của các nhà máy, cơ sở xi mạ điển hình ở cả 3 địa phương này cho thấy, hầu hết các cơ sở đều không đạt tiêu chuẩn nước thải cho phép: hàm lượng chất hữu cơ cao, chỉ tiêu về kim loại nặng vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, COD dao động trong khoảng 320 - 885mg/lít do thành phần nước thải có chứa cặn sơn, dầu nhớt.... Hơn 80% nước thải của các nhà máy, cơ sở xi mạ không được xử lý. Chính nguồn thải này đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nước mặt, ảnh hưởng đáng kể chất lượng nước sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Ước tính, lượng chất thải các loại phát sinh trong ngành công nghiệp xi mạ trong những năm tới sẽ lên đến hàng ngàn tấn mỗi năm.

... đến dự án xử lý ô nhiễm môi trường trong công nghiệp mạ
Nhằm góp phần bảo vệ môi trường, xử lý nước thải trong công nghiệp mạ, Công ty NOSAKA ELECTRIC, một công ty có uy tín tại Nhật Bản, trong khuôn khổ một dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, với sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển năng lượng mới và kỹ thuật công nghiệp (NEDO) và Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, đang nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam “Hệ thống thu hồi tài nguyên, tiết kiệm năng lượng bằng màng kiểu mới”.
            Xuất phát từ thực tiễn các ngành nghề có xử lý bề mặt, như ngành mạ, rất nhiều loại axít được sử dụng để tẩy rửa sản phẩm và xử lý bề mặt, do đó một lượng axít sẽ được thải ra ngoài. Lượng axít thải này bao gồm các thành phần có thể tái sử dụng được nhưng vì không có các phương pháp thu hồi có hiệu quả, nên những nhà máy mạ thường phải trả một khoản phí không nhỏ cho các doanh nghiệp xử lý axít thải để họ mang đi, hoặc xử lý bằng phương pháp trung hoà hay lắng tụ. Trong trường hợp thuê người mang đi, cơ sở sẽ phát sinh thêm chi phí, làm tăng giá thành sản phẩm. Trường hợp xử lý trung hòa, axít sẽ được giải phóng thành muối, các kim loại được chôn dưới dạng hydroxide, như vậy từ góc độ sử dụng tài nguyên môi trường và chống ô nhiễm là không có lợi.

Dự án trên dựa vào việc thu hồi/tái sử dụng axít thải, đồng thời giảm được một lượng lớn chất thải lỏng mà có thể khai thác nhờ sử dụng thiết bị xử lý axít thải lắp đặt tại hiện trường, bao gồm cả quy trình màng lọc kỹ năng mới, dẫn đến việc giảm giá thành và giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường. Qua đó, nhà tài trợ muốn phổ cập kỹ thuật này để áp dụng trên toàn quốc.
            Hệ thống này có những đặc trưng là axít, kiềm, nước được phân ly và có thể tái sử dụng một cách tuần hoàn; kim loại, vật chất cao phân tử được cô đặc; tiết kiệm năng lượng do không phát sinh những biến đổi như bốc hơi hay kết tủa. Thiết bị phân ly màng được vận hành tự động.

Theo đánh giá ban đầu của Viện Nghiên cứu Tài nguyên Môi trường thuộc Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, hệ thống này rất hữu hiệu trong việc xử lý nước thải hay dung dịch thải có kim loại. Hệ thống này không chỉ phát huy tác dụng trong lĩnh vực mạ, mà còn có thể áp dụng trong ngành điện tử (khắc ăn mòn tấm đồng, nhôm dát

(Theo thuviencongdong.org)

Bài viết liên quan